Không nằm ngoài cơn sốt lạm phát, giá đồng phục học sinh nói riêng cũng như giá ngành may mặc nói chung đang trên đà tăng trong khi gánh nặng đều đổ dồn cho người tiêu dùng.
Tại sao nguy cơ lạm phát có thể khiến giá đồng phục học sinh tăng ??
Theo như các chuyên gia chia sẻ thì hậu dịch bệnh, khiến giá cả hàng hóa tăng khiến tình trạng lạm phát ngày càng rõ rệt hơn gây tăng ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả mọi lĩnh vực nói chung và dệt may đồng phục nói riêng.
Theo như tìm hiểu thì nguyên nhân khiến chi phí của ngành dệt may tăng từ đó tác động không nhỏ đến giá cả của đồng phục học sinh – một trong những sản phẩm chiếm tỉ lệ cao trong ngành may mặc đều tăng mất kiểm soát là do chi phí đầu vào tăng cũng như chi phí đầu ra bên phía nhập hàng cũng đang bị lạm phát giá cả, trong đó những xưởng may đồng phục vừa và nhỏ lại có ít sức chịu đựng nhất cũng không thoát khỏi vòng quay tăng giá. Thậm chí đến những doanh nghiệp lớn có tích luỹ và có năng suất tốt kéo bù lại nhưng chung quy cũng vẫn bị ảnh hưởng nặng nề.
Cụ thể hơn nữa là khi Mỹ và EU tăng lãi suất, thì ngành dệt may nói chung sẽ chịu ảnh hưởng nhưng không đồng đều giữa các doanh nghiệp. Vì thực tế đơn hàng sẽ tập trung vào các doanh nghiệp lớn, có uy tín còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì sẽ bị giảm.
“Những doanh nghiệp lớn có uy tín rồi vẫn tiếp tục cải tiến và điều chỉnh giảm giá xuống cho khách hàng. Khi điều chỉnh giảm xuống sẽ tính đến biên lợi nhuận nên tôi cho rằng những đơn vị lớn sẽ ổn”, ông Thời đánh giá.
Theo các chuyên gia kinh tế phân tích thì đối với ngành dệt may, nhóm ngành có sự tăng trưởng tuy nhiên, không thấy sự co giãn về cầu ở nhóm dệt may vì nguồn nguyên liệu vẫn phụ thuộc phần lớn vào Trung Quốc do đó chính sách của Trung Quốc đang bị ảnh hưởng thì ít nhiều cũng sẽ gây áp lực tăng giá lên các doanh nghiệp dệt may trong nước.
Phân tích sâu hơn thì ở nhóm ngành may mặc cho thấy nhóm ngành này tăng trưởng rất thấp so với cùng kỳ năm ngoái, vì ngoài vấn đề giảm sức mua ngành may mặc còn phụ thuộc vào độ co dãn của cầu theo giá và tỷ trọng chi tiêu của người tiêu dùng sau đại dịch.
Và một tin tức nữa không mấy tích cực đó là doanh thu và biên lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành dệt may đều bị ảnh hưởng xấu nếu bởi nền kinh tế Mỹ suy yếu và áp lực lạm phát tăng cao hơn xảy ra trong hơn 6 tháng cuối năm 2022 và năm 2023 tới.
Đặc biệt nhóm sản phẩm đồng phục nói chung và đồng phục học sinh, đồng phục doanh nghiệp nói riêng còn cho thấy sức giảm đáng kể khách hàng đã rút ngắn thời gian đặt trước đơn hàng từ 6 tháng xuống 3 tháng vì tình trạng lượng hàng tồn kho ở thị trường xuất khẩu ở mức cao và áp lực lạm phát.
Cũng chính những thách thức về chi phí, giá cả nguyên vật liệu đã khiến Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng, vẫn có cơ hội cho dệt may Việt Nam thay đổi tình hình. Nhưng cần theo dõi chặt chẽ tình hình thị trường, cũng như chọn thời điểm mua phù hợp và mua theo từng lô nhỏ để trung hòa giá vải và tránh rủi ro. Bên cạnh đó cần linh hoạt trong việc chuyển đổi mặt hàng, giảm các mặt hàng có thiết kế sử dụng sợi bông – một nguyên liệu có chi phí cao gây áp lực lên giá cả hiện nay của thị trường đồng phục.
Không chỉ tăng giá trong nước mà tỷ lệ lạm phát ở Mỹ và EU đã chạm đỉnh nhiều năm nay còn khiến nhu cầu tiêu thụ hàng dệt may, thời trang giảm mạnh. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đã rơi vào tình trạng thiếu đơn hàng, giảm công suất, thậm chí nhiều khách hàng còn yêu cầu giãn, hủy đơn hàng đã ký.
Có thể thấy trái với sự lạc quan của 6 tháng đầu năm, thì theo như dự báo nửa cuối năm 2022 cơn bão lạm phát ở hai thị trường xuất khẩu dệt may chính của Việt Nam sẽ khiến nhu cầu của người tiêu dùng giảm sút, và gián tiếp tác động đến đơn hàng của doanh nghiệp trong 6 tháng cuối năm 2022.
NARADO sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về giá cả cũng như chi phí cho sản phẩm đồng phục học sinh trong thời gian tới để quý khách hàng có thể tiện theo dõi cũng như lựa chọn thời gian đặt đơn hàng để tránh giá cả tăng cao vì lạm phát đã đến rất gần !!